Tác động của việc tăng VAT đến nền kinh tế– Bản chất của VAT là đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, vậy việc tăng thuế suất VAT sẽ ảnh hưởng như thế nào? Thực tế ai sẽ là người chịu thuế nhiều nhất? Liệu có nên tăng VAT hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về những ảnh hưởng của đề xuất tăng thuếgiá trị gia tăng.
1/ Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT ) là gì?
– Thuế GTGT (Value Added Tax – VAT) là loại thuế gián thu đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
– VAT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả các hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
2/ Đối tượng chịu thuế GTGT
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ đối tượng không chịu thuế được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014.
3/ Bản chất của thuế GTGT
– Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ vì số thuế nhà nước thu là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa, dịch vụ.
– Do tính gián thu này mà VAT có khả năng điều tiết tiêu dùng xã hội.
– Đây là một loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dễ quản lý vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên sẽ hạn chế động cơ trốn thuế.
Bạn đang xem: Tác động của việc tăng VAT đến nền kinh tế
4/ Ảnh hưởng của việc tăng thuế GTGT đối với nền kinh tế
Việc tăng thuế suất thuế GTGT sẽ dẫn đến tăng chi phí chung trong nền kinh tế: mặc bằng giá cả của nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc, thực phẩm, nhân công tăng lên gây áp lực lớn cho nền kinh tế khi người tiêu dùng cuối cùng phải chịu một khoản chi phí thuế cao hơn. Đối với nền kinh tế việc tăng VAT sẽ tồn tại các vấn đề sau:
** Bất bình đẳng: có thể tăng hoặc giảm do mức độ ảnh hưởng của chính sách VAT lên các đối tượng khác nhau.
Thông thường đối với việc tăng VAT người có thu nhập thấp thường sẽ nhạy cảm hơn do thu nhập của họ ít hơn nhưng thực tế người có thu nhập cao sẽ phải đóng thuế nhiều hơn do họ tiêu dùng nhiều hơn.
** Tổng sản phẩm quốc dân tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cách thức áp thuế của chính phủ: Nếu chính phủ áp thuế VAT vào các loại sản phẩm có độ co giãn về giá thấp thì mức độ ảnh hưởng tới tổng sản lượng sẽ ít hơn so với áp vào các mặt hàng có độ co giãn cao.
** Thất nghiệp, lạm phát:
+ Nếu chính phủ ban hành giảm thuế TNDN đồng thời với tăng VAT cộng với kiểm soát được vấn đề giá cả trên thị trường thì thất nghiệp sẽ giảm dẫn tới thu nhập người dân tăng lên. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc lạm phát tăng là điều không thể tránh khỏi do giá cả hàng hóa dịch vụ đều tăng lên ít nhiều. Như vậy lợi hay hại phụ thuộc rất lớn vào bàn tay thực thi của bộ máy chính phủ (thường không hiệu quả lắm)
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh: Mặc dù là loại thuế gián thu doanh nghiệp không phải là người trực tiếp nộp thuế nhưng khi tăng thuế sẽ làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng dẫn đến doanh nghiệp giảm chi tiêu –> hoạt động sx, kinh doanh sụt giảm.
+ Đối với người tiêu dùng: VAT tăng sẽ khiến giá cả những mặt hàng thiết yếu cũng tăng theo tạo ra một mặt bằng giá mới, khi thu nhập không tăng mà phải nộp thêm tiền thuế thì chi tiêu của hộ gia đình sẽ phải giảm đi.
⇒ Tăng thuế dẫn đến tăng thu ngân sách nhưng nếu hiệu quả sử dụng ngân sách không bù đắp được sự suy giảm từ cắt giảm chi tiêu thì có thể khiến chính sách tăng thuế không hiệu quả.
Bài viết: Tác động của việc tăng VAT đến nền kinh tế
Có thể bạn quan tâm: Vai trò của VAT
– Góp phần tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ.
– Giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động SX, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa thông qua hệ thống hóa đơn, chứng từ.
– Góp phần bảo hộ nền SX trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam
– Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước…
The post Tác động của việc tăng VAT đến nền kinh tế appeared first on Học kế toán thuế hồ chí minh.