Quantcast
Channel: Học kế toán thuế hồ chí minh
Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Cách nói khi đứng trước hội đồng phản biện

$
0
0

Cách nói khi đứng trước hội đồng phản biện. Dù đề tài khoá luận tốt nghiệp ngành kế toán của các bạn là gì thì khi thuyết trình đều phải có ba phần chính: Giới thiệu, thân bài và kết luận. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Lời mở đầu không hay sẽ làm người nghe sao nhãng hoặc nguy hiểm hơn là mất kiên nhẫn, mất sự tư tin nên chỉ chăm chăm nhìn vào slide đọc từ đầu đến cuối để cho mau qua bài thuyết trình.

Bài viết dưới đây chia sẽ kinh nghiệm cho các bạn sinh viên kế toán cách nói/ thuyết trình bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp khi đứng trước hội đồng phản biện sẽ giúp phần nào hoàn thiện “cửa ải” cuối cùng trước khi rồi khỏi ghế nhà trường.

Cách nói khi đứng trước hội đồng phản biện

Hình ảnh: Cách nói khi đứng trước hội đồng phản biện báo cáo khoá luận tốt nghiệp kế toán

1. Cách mở đầu bài thuyết trình/báo cáo khóa luận ấn tượng

Việc đầu tiên trong phần giới thiệu là thu hút sự tập trung và quan tâm của người nghe. Bạn có thể làm điều này bằng cách đưa ra một câu hỏi, kể một vấn đề/câu chuyện, tuyên bố đáng chú ý hay một câu trích dẫn.

Trong quá trình thu hút sự chú ý, hãy chắc chắn nêu chủ đề đề tài. Sau đó bạn có thể nói tiếp phần tóm tắt nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu như đã thiết kế dàn ý.

Lưu ý: Mở đầu bài thuyết trình, tâm lý của bạn thường hồi hộp. Lúc này nên nhìn về bên dưới, tìm kiếm một vài ánh mắt và nụ cười cổ vũ của các bạn cùng lớp để lấy tinh thần, tiếp tục bài nói.

2. Nói nội dung chính của đề tài

  • Nghệ thuật chuyển tông

Chuyển tông là bạn chuyển từ phần này sang phần khác hay slide này sang slide khác. Lúc này bạn dùng từ ngữ để cho người nghe biết được rằng bạn đang chuyển sang một slide/ý khác hoặc nhấn mạnh một điểm nào đó. Ví dụ:

+ Thêm thông tin có cùng ý nghĩa: có thể dùng những chữ sau đây: Hơn nữa, thêm nữa, thêm nữa, thêm, thêm vào, thêm vào, tương tự, đầu tiên, thứ hai, thứ ba, cuối cùng, v.v…

+ Cho ví dụ: Ví dụ như, đặc biệt, hãy để tôi đưa cho bạn một ví dụ cụ thể, chúng ta hãy nhìn vào một ví dụ từ một trong những … của chúng tôi, v.v…

+ Nhấn mạnh hay giải thích thêm những gì đã nói: Một lần nữa, ngắn gọn, nói cách khác, trong ngắn hạn, điều này có nghĩa, v.v…

+ Nhấn mạnh kết luận như là một hệ quả của lí luận trước đó: vì thế, nên, do đó, kết quả, do đó, cho phù hợp, v.v…

+ Tóm lược những điểm đã trình bày: Trong tóm tắt, để tóm tắt, để kết luận, để kết luận, trong ngắn hạn, v.v…

Một cách chuyển tông khác cũng khá hữu hiệu là tự đặt câu hỏi rồi… tự trả lời. Phương pháp này giúp duy trì sự tập trung, chú ý của người nghe.

  • Cách nói về biểu đồ, bảng số liệu

– Các biểu đồ phổ biến mà bạn có thể dùng là biểu đồ dây, biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ tán xạ,…

– Nhìn chung khi bạn chiếu các biểu đồ hay bảng số liệu lên slide, bạn cần giới thiệu nó trình bày dữ liệu về điều gì, các ký hiệu và đơn vị tính trên biểu đồ, bảng số liệu. Trình tự bạn có thể tham khảo như sau:

+ Giới thiệu hình này là gì,
+ Mô tả những vị trí cần chú ý,
+ Tiếp theo mô tả nội dung là gì…

– Một biểu đồ như thế bạn có thể dành ra 1 phút để trình bày.

– Tốt nhất bạn có thể dùng Pointer (bút chiếu) để chỉ vào những điểm quan trọng của biểu đồ khi nói. Chú ý không quơ Pointer loạn xạ. Nếu không bạn có thể cầm trên tay một cây bút và bước lên bục giảng để chỉ vào ảnh trên màn chiếu.

3. Cách kết thúc bài thuyết trình/báo cáo khoá luận

– Việc mở đầu thì cần phải hay, nhưng biết cách kết thúc là cả một nghệ thuật (Longfellow)

– Bất kể đề tài tốt nghiệp của bạn là gì, phần kết của phải thực hiện được hai chức năng chính:

+ Cho Hội đồng phản biện/người nghe biết bạn sắp kết thúc bài nói.
+ Củng cố sự hiểu biết của người nghe về ý chủ đạo của bạn, tức kết quả nghiên cứu của đề tài (thường là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu).

Vậy, làm thế nào để báo hiệu kết thúc bài nói và củng cố ý chủ đạo?

Hiển nhiên qua các buổi thuyết trình tiểu luận môn học trong lớp, bạn đã thấy người nói kết thúc bài thuyết trình rất đột ngột đến nỗi bạn và giảng viên phải ngạc nhiên. Để lại cho người nghe một cảm giác bối rối và không thoả mãn.

Để tránh điều đó, bạn có thể sử dụng một số từ ngữ như:

+ Để kết luận/ kết thúc…
+ Một ý kiến sau cùng…
+ Mục đích của tôi/em là….
+ Cho phép tôi/em kết thúc bằng câu nói/trích dẫn….

Kiên Huỳnh

Bài viết: “Cách nói khi đứng trước hội đồng phản biện”

học kế toán thực hành

Có thể bạn quan tâm:

  7 sai lầm thường gặp khi kế toán bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

The post Cách nói khi đứng trước hội đồng phản biện appeared first on Học kế toán thuế hồ chí minh.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Trending Articles