Quantcast
Channel: Học kế toán thuế hồ chí minh
Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Chi phí xăng dầu hợp lý, hạch toán vào đâu?

$
0
0

Chi phí xăng dầu hợp lý, hạch toán vào đâu? Hạch toán chi phí xăng dầu như thế nào? Phụ cấp chi phí xăng dầu ở mức nào thì không chịu thuế TNCN? Chi phí xăng dầu là chi phí hợp lý khi nào?  Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Chi phí xăng dầu hợp lý, hạch toán vào đâu

Hình ảnh: Chi phí xăng dầu hợp lý, hạch toán vào đâu?

1. Hạch toán chi phí xăng dầu
– Khi sử dụng ô tô con , phát sinh chi phí xăng dầu thì đưa vào tài khoản Chi Phi Quản Lý Doanh Nghiệp . ( 642)
– Khấu hao của xe cho vào 642
– Tất cảc các phí đăng kiểm, chạy thử, thay thế phụ tùng thì bạn tập hợp vào và cho vào nguyên giá TSP/s: Ô tô con không có chi phí chạy thử
– Thuế cho vào tài khoản 133 – Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa Tài Sản Cố Định chung của doanh nghiệp,…, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)
    Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
    Có các TK 111, 112, 242, 331,..

Bạn đang xem: “Chi phí xăng dầu hợp lý, hạch toán vào đâu?”
học kế toán thực hành
2. Chi phí xăng dầu có được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN?
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại điều 6, khoản 2, điểm 2.2 về khấu hao tài sản, có quy định khấu hao của xe ô tô chở người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 1 quy định các khoản chi không được tính vào chi phí được trừ.
==> Như vậy , theo quy định của 2 Thông tư trên, khoản chi về khấu hao xe đưa đón người lao động, và khoản chi xăng xe đưa đón người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Người lao động cũng không chịu thuế TNCN của chi phí xăng xe đưa đón này, vì lợi ích mang tính tập thể, không xác định cho từng cá nhân.
Theo điều 2, khoản 2 điểm a Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công bao gồm:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau
……..

Nếu doanh nghiệp quy định phụ cấp tiền xăng dầu cho người lao động, như một khoản phụ cấp theo lương, thì tiền phụ cấp này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN và là khoản phụ cấp theo lương chịu thuế TNCN
3. Chi phí xăng dầu có được tính là chi phí hợp lý?
Chi phí xăng dầu được tính là chi phí hợp lý trong 2 trường hợp: “Xe ô tô là sở hữu của doanh nghiệp”“Xe ô tô đi mượn/thuê”

 a. Xe ô tô là sở hữu của doanh nghiệp

Để chi phí xăng dầu được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp, cần có những chứng từ sau:

  • Bản đăng ký sử dụng xe đi công tác
  • Bản xác nhận giao hàng bằng xe
  • Lịch trình hoạt động xe
  • Định mức sử dụng nhiên liệu
  • Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy. Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng
  • Hóa đơn GTGT tiền xăng
  • Quy chế về sử dụng xe của doanh nghiệp

b. Xe ô tô đi mượn/thuê

Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp đi thuê xe của cá nhân hoặc cơ sở cho thuê xe
Doanh nghiệp cần có bộ chứng từ sau:

  • Hợp đồng thuê xe
  • Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của việc thuê xe – Chứng từ thanh toán
  • Mục đích của việc thuê xe phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Để chi phí xăng dầu của xe đi thuê được tính là chi phí hợp lý, doanh nghiệp cung cấp thêm các chứng từ:

  • Lịch trình hoạt động xe
  • Định mức sử dụng nhiên liệu
  • Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy.Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng
  • Hóa đơn GTGT của xăng

Trường hợp 2: Doanh nghiệp dùng xe của Giám đốc

Đối với trường hợp này, nên làm hợp đồng mượn xe giữa công ty và giám đốc để có thể hợp lý phần chi phí xăng xe. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý phần chi phí về xe không được tính vào chi phí doanh nghiệp. Căn cứ xác định chi phí xăng dầu gồm có:

  • Hợp đồng mượn xe
  • Lịch trình hoạt động xe
  • Định mức sử dụng nhiên liệu
  • Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy.Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng
  • Hóa đơn GTGT của xăng

Bài viết: “Chi phí xăng dầu hợp lý, hạch toán vào đâu?”

học kế toán thực hành

Có thể bạn quan tâm:  “Các trường hợp nào chi phí lương được tính là chi phí được trừ ?”

Trong khi quyết toán thuế TNDN, các chi phí lương được trừ khi đáp ứng các điều kiện sau

  • Lương cho người lao động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Có đẩy đủ chứng từ như : Hợp đồng lao động, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, …

Lưu ý: Đối với chi phí lương không đóng bảo hiểm:

Quy định của Luật bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, sẽ bị phạt chậm nộp và truy thu bảo hiểm khi cơ quan bảo hiểm phát hiện

Quy định của Luật thuế TNDN: Chi phí tiền lương của doanh nghiệp nếu có đầy đủ chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ

=> Như vậy: Chi phí lương không đóng bảo hiểm cho nhân viên thực tế phát sinh được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

The post Chi phí xăng dầu hợp lý, hạch toán vào đâu? appeared first on Học kế toán thuế hồ chí minh.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Trending Articles