Quantcast
Channel: Học kế toán thuế hồ chí minh
Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Thủ tục cần làm khi chuyển địa điểm kinh doanh

$
0
0

Thủ tục cần làm khi chuyển địa điểm kinh doanh. Khi doanh nghiệp thay địa điểm kinh doanh, thay đổi tên công ty, thay đổi vốn điều lệ, thay đổi thông tin đăng ký thuế,… thì cần làm những thủ tục gì, hồ sơ gồm những gì? Các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thủ tục cần làm khi chuyển địa điểm kinh doanh

Hình ảnh: Thủ tục cần làm khi chuyển địa điểm kinh doanh

Theo điều 12 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:

Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

Cụ thể từng trường hợp như sau:

– Doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Nghị định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hiện hành.

– Trường hợp các Doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý. -> Trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

1. Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý thì các Doanh nghiệp phải làm thủ tục với Cơ quan thuế trước, sau đó mới làm việc với Phòng đăng ký kinh doanh, thủ tục như sau:

Theo điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:

a) Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, gồm:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

b) Hồ sơ nộp cho Cơ quan thuế:

** Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:

+ Đối với doanh nghiệp, hồ sơ gồm:

– Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế Mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95;

+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hồ sơ gồm:

– Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.

+ Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:

– Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế (nếu có);

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.

** Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:

+ Đối với doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

-> Tức là các DN sẽ đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi chuyển đến (Hồ sơ như trên phần 1 nhé)

+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:

– Thông báo người nộp thuế chuyển địa Điểm theo mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này do cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi cấp;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.

2. Nếu thay đổi thông tin đăng ký thuế như: Thay đổi tên công ty, thay đổi vốn điều lệ, thay đổi giám đốc … thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh nhưng không thay đổi cơ quan Thuế -> Thì các Doanh nghiệp làm việc với Phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch đầu tư), hồ sơ như sau:

Hồ sơ nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh gồm:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản chính)

– Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên (giám đốc).

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi.

– Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế Mẫu Phụ lục ii-1 (Tùy từng trường hợp mà áp dụng các Mẫu VD: Phụ lục ii – 1, ii -2, ii -5, ii – 6)

Ghi chú: Thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh thế nào thì các bạn liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh nhé hoặc vào website dangkykinhdoanh của Địa phương bạn để biết thêm các giấy tờ cho từng trường hợp cụ thể. (Hoặc các bạn có thể thuê 1 Công ty Luật họ làm cho nhanh).

Bài viết: “Thủ tục cần làm khi chuyển địa điểm kinh doanh”

học kế toán thực hành

Có thể bạn quan tâm: “Hoá đơn viết sai thuế suất (Tức là thuế suất 5% mà xuất hoá đơn là 10% thì có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào)”

Câu hỏi: Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ, trên hoá đơn mua vào có thuế suất thuế GTGT CAO HƠN thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT hoặc THẤP HƠN thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT (Các chỉ tiêu khác đều đúng). Mà Cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, Nếu cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện ra thì sẽ xử lý như thế nào? Hoá đơn GTGT đó có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào?

Trả lời: Trích dẫn CV 554/TCT-CS ngày 22/2/2017 quy định như sau:

Tại tiết b khoản 5 Điều 12: “Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau”.

Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hóa đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán.

Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.

=> Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp công ty mua hàng hóa là sản phẩm chăn nuôi chưa chế biến thành các sản phẩm khác của Công ty X, khi xuất hàng, bên bán đã xuất 08 hóa đơn GTGT cho bên mua có thuế GTGT, mức thuế suất 5%, nhưng theo quy định thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, nếu xác định được Công ty X – bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hoá đơn và việc điều chỉnh lại hóa đơn là bất khả thi thì thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế tại công văn số 1787/CT-TTHT nêu trên.

The post Thủ tục cần làm khi chuyển địa điểm kinh doanh appeared first on Học kế toán thuế hồ chí minh.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Trending Articles