Quantcast
Channel: Học kế toán thuế hồ chí minh
Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Các khoản chi phí cần lưu ý khi quyết toán thuế

$
0
0

Các khoản chi phí cần lưu ý khi quyết toán thuế – Khi quyết toán thuế có những khoản chi phí kế toán cần lưu ý. Có những chi phí sẽ bị loại khi quyết toán thuế. Vậy đó là những khoản chi phí nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các chi phí cần lưu ý khi quyết toán thuế.

cac-khoan-chi-phi-can-luu-y-khi-quyet-toan-thue

1.Thuế TNCN cho người phụ thuộc
Thu nhập không quá 1 triệu đồng/tháng.
Căn cứ vào Điểm d, đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“d) Người phụ thuộc bao gồm:
d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”
2. Doanh thu cho thuê tài sản được miễn thuế TNCN
Doanh thu cho thuê tài sản được miễn thuế TNCN không quá 100 triệu đồng/năm (cá nhân có tài sản cho thuê) (tính theo năm Dương lịch)
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định: “Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì khi xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.”
3. Hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC: “Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.”
4. Chi phí lãi vay có quan hệ liên kết được trừ khi tính thuế TNDN
Căn cứ Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.”
Do đó chi phí lãi vay có quan hệ liên kết được trừ khi tính thuế TNDN không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
5. Chi phí khấu hao TSCĐ
Quy định tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC
TSCĐ thông thường: Bị khống chế thời gian, phương pháp khấu hao từng loại tài sản theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, được áp dụng khấu hao nhanh, nhưng tối đa không quá 2 lần khấu hao đường thẳng. Sau khi áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, doanh nghiệp vẫn có lãi.
Đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn, ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) thì chỉ được tính vào chi phí được trừ phần khấu hao tương ứng với phần giá trị 1,6 tỷ đồng trở xuống.
Căn cứ vào Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
6. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa
Quy định tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.
Phần chi vượt mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu mà Nhà nước đã ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
7. Chi tiền lương tiền công
Doanh nghiệp phải chi trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trong năm cho người lao động trước 30/3 năm liền kề.
Quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Sau khi trích lập doanh nghiệp không bị lỗ, (nếu lỗ thì không được trích đủ 17%.). Quỹ lương dự phòng được chi hết trong 6 tháng đầu năm của năm sau liền kề
8. Khuyến mại
Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Điều này được hiểu là hàng khuyến mại tại Việt Nam chỉ có thể “sale-off” tối đa 50%.
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định: “Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.”
9.Mức chi trang phục
Không quá 5 triệu/người/năm
Căn cứ vào Thông tư 78/2014/TT-BTC “Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.”
10.Mức chi có tính chất phúc lợi
Mức chi có tính chất phúc lợi không được vượt quá 1 tháng lương/người.
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
11.Mức chi bảo hiểm hưu trí và nhân thọ
Phần chi phí chi bảo hiểm hưu chí và nhân thọ không được vượt quá 3 triệu đồng/người.
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP: “ Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”
12. Mức thu nhập vãng lai khi ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Mức thu nhập vãng lai không được vượt quá 10 triệu đồng/tháng.
Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC

Bài viết: ” Các khoản chi phí cần lưu ý khi quyết toán thuế “

Các từ khóa liên quan: Quyết toán thuế, các khoản chi phí cần lưu ý khi quyết toán thuế, nguyên tắc khi quyết toán thuế.

Có thể bạn quan tâm: Các trường hợp được hoàn thuế GTGT:
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
– Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng.
– Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
– Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp 2019 

The post Các khoản chi phí cần lưu ý khi quyết toán thuế appeared first on Học kế toán thuế hồ chí minh.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Trending Articles