Quantcast
Channel: Học kế toán thuế hồ chí minh
Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Thủ tục và cách đăng kí người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019

$
0
0

Thủ tục và cách đăng kí người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019:  Khi nộp thuế thu nhập cá nhân ,ngươi nộp thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế .Sau đây là hướng dẫn cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019 theo quy định tại Thông tư 111, Thông tư 92, Thông tư 95/2016/TT-BTC bao gồm: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc lưu tại DN, Thủ tục đăng ký người phụ thuộc, mẫu hồ sơ – Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh,..

http://hocketoanthuehcm.edu.vn/wp-content/uploads/2019/03/4015_thu-tuc-dang-ky-giam-tru-gia-canh-nam-2018-1.jpg

I. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:
a. Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
– Người nộp thuế Nộp cho DN. -> DN phải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
b. Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
– Trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
– Nếu quá thời hạn trên mà NNT không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Chú ý: Khi Người nộp thuế (cá nhân) thay đổi nơi làm việc thì phải đăng ký NPT lại từ đầu nhé.

II. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:
Theo khoản 10 điều 7 Thông tư 95/2016/TT- BTC quy định về: Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, cụ thể như sau:
1) Nếu là Cá nhân đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế:
– Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh Mẫu 20-ĐK-TCT theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực, Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.
2) Nếu là DN đăng ký người phụ thuộc cho nhân viên:
Bước 1: Cá nhân nộp các mẫu sau cho Doanh nghiệp:
– Cá nhân gửi văn bản ủy quyền cho DN.
– Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực, Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực cho DN.
– Hồ sơ chứng minh người phu thuộc thì các bạn làm theo như mục II bên dưới.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp Mẫu 20-ĐKT-TH-TCT trực tiếp hoặc Mẫu 02TH qua mạng:
– Doanh nghiệp tổng hợp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc -> Gửi “Bảng Tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” Có 2 trường hợp cụ thể như sau:
+ Các tổ chức chưa sử dụng chữ ký số thì :
– Nộp Mẫu 02TH tại http://thuedientu.gdt.gov.vn và nộp hồ sơ giấy tại bộ phận một cửa cho cơ quan thuế.
+ Các tổ chức sử dụng chữ ký số thì có 2 cách là:
– Nếu nộp qua thuedientu.gdt.gov.vn thì sau khi nộp qua mạng -> phải đi nộp thêm hồ sơ giấy tại bộ phận 1 cửa.
– Nếu nộp qua kekhaithue.gdt.gov.vn (nhantokhai.gdt.gov.vn) thì nộp qua mạng và không cần phải nộp bản cứng.
a) Nếu Tổ chức (chưa sử dụng chữ ký số) nộp trực tiếp thì dùng Mẫu 20-ĐK-TH-NPT Tờ khai đăng ký người phụ thuộc.
b) Nếu Tổ chức (sử dụng chữ ký số) nộp qua mạng thì dùng Mẫu 02TH

BƯỚC 3: Nộp Mẫu 02TH qua mạng:
– Nếu nộp qua thuedientu.gdt.gov.vn thì sau khi nộp qua mạng -> phải đi nộp thêm hồ sơ giấy tại bộ phận 1 cửa.
– Nếu nộp qua kekhaithue.gdt.gov.vn (nhantokhai.gdt.gov.vn) thì nộp qua mạng và không cần phải nộp bản cứng.
– Vì nộp qua thuedientu.gdt.gov.vn sẽ phải nộp bản cứng và Để đăng ký được Tài khoản trên đó thì cũng phải đăng ký qua trang nhantokhai.gdt.gov.vn
Lưu ý:
– DN bạn phải có chữ ký số nhé và cắm vào máy tính.
– Nếu DN bạn đã đăng ký Mẫu 02TH trên nhantokhai rồi (Tức là đã nộp Mẫu 02TH rồi) -> Thì không phải đăng ký nữa -> Chỉ cần nộp như các Tờ khai thuế GTGT hàng tháng, quý
Để biết: Các bạn bấm vào “Tra cứu” -> Bấm vào “Tờ khai” => Sẽ hiển thị hết tất cả các Loại Tờ khai mà DN đã đăng ký.
– Nếu DN chưa đăng ký Mẫu 02TH trên nhantokhai (Tức là đây là lần đầu Đăng ký người phụ thuộc) -> Thì phải đăng ký Mẫu 02TH trên nhantokhai

III. Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế:
Theo khoản 5 điều 6 Thông tư 95/2016/TT- BTC ngày 28/6/2016 (có hiệu lực từ ngày từ ngày 12/8/2016):
“5. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.”
=> Các bạn nên đăng ký trước ngày 31/12 (Để trách trường hợp có vấn đề gì thì ko kịp thời gian)
Chú ý : Theo Công văn 801/TCT- TNCN và Thông tư 111/2013/TT-BTC
Trường hợp người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người phụ thuộc khác hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (như: Anh ruột, chị ruột, em ruột, Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, Cháu ruột…) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

IV. Cách tra cứu kết quả MST người phụ thuộc:
– Nếu nộp trên trang: nhantokhai.gdt.gov.vn (kekhai thue.gdt.gov.vn):
=> Vào mục: Tra cứu -> Lựa chọn thông báo:

anh-tra-cuu-thong-tin
– Bấm Tải về để kiểm tra:

anh-tai-ve
Như vậy là các bạn đã đăng ký song MST cho người phụ thuộc.
Chú ý: Mặc dù là nộp qua mạng là xong. Nhưng cũng vẫn có 1 số chi cục thuế yêu cầu: Nộp bản cứng nhé.
=> Nên sau khi nộp qua mạng, từ 2 – 7 ngày mà các bạn chưa thấy kết quả thì: Liên hệ với Chi cục thuế hoặc In bảng cứng (File Excel, có chữ ký, đóng dấu …) để nộp cho bộ phận 1 cửa để nộp nhé.
Điều chỉnh trường hợp thông tin sai, không được cấp MST:
– Căn cứ vào kết quả phản hồi nhận được từ CQT, trường hợp cấp MST không thành công Tổ chức trả thu nhập yêu cầu người lao động bổ sung thông tin và thực hiện theo hướng dẫn sau:
+ Lỗi do thông tin kê khai sai: Doanh nghiệp kê khai điều chỉnh bổ sung thông tin.
+ Lỗi trùng thông tin CMND/giấy khai sinh của NPT: Doanh nghiệp thông báo với người lao động thực hiện việc xác minh, điều chỉnh thông tin CMND/ Giấy khai sinh như nội dung hướng dẫn của Tổng cục Thuế đối với các trường hợp cấp MST cho NNT trùng CMND trước đây và khai nộp lại với CQT (gồm danh sách trùng và phô tô chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh).
+ Trùng thời gian giảm trừ NPT: Doanh nghiệp hướng dẫn Người nộp thuế thực hiện đăng ký kết thúc giảm trừ gia cảnh của lần đăng ký trước đó hoặc điều chỉnh thời gian giảm trừ của lần đăng ký hiện tại.
Một số trường hợp các bạn cần chú ý:
– Nếu người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng NNT hoặc người phụ thuộc không sống cùng NNT nhưng NNT phải trực tiếp nuôyi dưỡng thì Cá nhân phải nộp thêm mẫu sau cho Doanh nghiệp: Mẫu 09/XN-NPT-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)

– Trường hợp thông tin NPT chỉ có năm sinh nhưng không có ngày, tháng thì lấy ngày 01 tháng 01 nhập vào chỉ tiêu “Ngày sinh người phụ thuộc” (01/01/năm sinh)
– Trường hợp Người phụ thuộc là trẻ em mới sinh (trên giấy khai sinh không có “Quyển số”) -> Nên các bạn sẽ ghi dấu “X” vào CỘT “Quyển số”
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế (Theo khoản 1, điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC)
– Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
+ Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại.
+ Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.
+ Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ gia cảnh cho NPT kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và đã khai đầy đủ thông tin NPT gửi tổ chức trả thu nhập kê khai vào mẫu phụ lục Bảng kê 05-3/BK-QTT-TNCN.

Các từ khóa liên quan: mẫu đăng ký người phụ thuộc,hồ sơ đăng ký người phụ thuộc,mẫu đăng ký giảm trừ gia cảnh 2019,thủ tục cắt giảm người phụ thuộc,đối tượng giảm trừ gia cảnh 2019,hồ sơ chứng minh người phụ thuộc 2019,cách kiểm tra người phụ thuộc

Có thể bạn quan tâm: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ?
– Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
– Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

The post Thủ tục và cách đăng kí người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019 appeared first on Học kế toán thuế hồ chí minh.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 1146

Trending Articles